Thực trạng visa Start-up Định cư Mỹ
Tại Mỹ hiện nay đang rơi vào tình trạng thiếu hụt “start-up immigrant” – dân đầu tư định cư Mỹ khởi nghiệp với những ý tưởng sáng tạo đột phá và nguồn vốn kinh doanh.
Hệ thống nhập cư của Mỹ cho diện tay nghề cao hiện đang khá phức tạp. Chẳng hạn như diện H1-B, với chỉ tiêu 85,000 thị thực mỗi năm, con số này là quá thấp so với nhu cầu thực tế. Đơn cử như vào năm tài chính 2016, số lượng hồ sơ nộp đã đạt ngưỡng chỉ sau 07 ngày!
Thời hạn của thị thực H1-B chỉ cho phép lưu trú tại Mỹ tối đa 06 năm, và con đường để đến với thẻ xanh Mỹ từ H1-B có thể nói là một cơn “ác mộng” khác. Vì những người giữ thị thực H1-B phụ thuộc hoàn toàn vào chủ lao động, một khi bị sa thải, họ phải lập tức rời khỏi Mỹ. Điều này dẫn đến hệ lụy xấu là người lao động bị lạm dụng nhưng không thể lên tiếng, nhằm giữ được thị thực của bản thân.
Một lựa chọn khác có thể kể tên là thị thực E-2, nhưng thị thực này nhắm đến những nhà đầu tư với mục tiêu sinh lợi nhuận chứ không phải là những doanh nhân khởi nghiệp, và số tiền đầu tư yêu cầu thường rất lớn. Mặt khác, thị thực E-2 chỉ dành cho những ai sở hữu hộ chiếu của những quốc gia đã ký Hiệp định E-2 (E-2 Treaty) với Mỹ.
Vậy làm cách nào để Mỹ hữu hiệu hệ thống nhập cư hiện tại? Có lẽ Mỹ nên học tập người hàng xóm phương Bắc – Canada. Chương trình định cư Canada theo diện đầu tư – Thị thực Khởi nghiệp “Start-up Visa” được Bộ Di trú Canada ban hành năm 2013 đã đạt được những thành công nhất định trong việc thu hút những ý tưởng đột phá về công nghệ, khoa học v.v – những doanh nhân từ khắp nơi trên thế giới với nhu cầu thực sự về kinh doanh và định cư hợp pháp tại Canada. Cùng với thời gian xử lý hồ sơ nhanh chóng (hiện tại ở mức 6-8 tháng) để được cấp Thường trú nhân cho đương đơn chính và gia đình, Start-up Visa Canada là một lựa chọn hấp dẫn cho doanh nhân nước ngoài cả về mặt kinh doanh lẫn định cư Canada.
Chương trình Start-up Visa được giới thiệu như một dự án thí điểm theo hướng dẫn của Bộ trong tháng 4/2013. Chương trình sẽ cấp quyền thường trú Mỹ cho các doanh nhân nhập cư đạt yêu cầu. Chương trình có mục đích tuyển dụng doanh nhân sáng tạo đến với Mỹ, liên kết họ với các doanh nghiệp tư nhân Mỹ, (nhóm nhà đầu tư thiên thần, quỹ đầu tư mạo hiểm hay vườn ươm doanh nghiệp) và tạo điều kiện thuận lợi cho việc thành lập doanh nghiệp start-up của họ tại Mỹ.
Ứng viên trúng tuyển sẽ nhận được một lá thư hỗ trợ từ một tổ chức do chính phủ chỉ định (nhóm nhà đầu tư thiên thần, quỹ đầu tư mạo hiểm hay vườn ươm doanh nghiệp). Các tổ chức do chính phủ chỉ định chủ yếu chịu trách nhiệm cho việc xác định tính khả thi của công việc làm ăn theo dự định của ứng viên cũng như trình bày một dự án đã được chấp nhận cùng với một Bản Cam kết với cơ quan nhập cư. Hồ sơ sẽ được đánh giá trên cơ sở đạt-không đạt.
Có rất nhiều doanh nhân, nhà đầu tư đặc biệt hứng thú với môi trường kinh doanh tại Mỹ, nhưng hình như Mỹ đang tự làm giảm tính cạnh tranh của chính mình bằng hệ thống nhập cư phức tạp, khó khăn cho “dân khởi nghiệp” muốn định cư lâu dài và hợp pháp tại đây.
Về mặt chính trị, việc cải cách hệ thống nhập cư cũng sẽ mất rất nhiều nỗ lực. Đạo luật Khởi nghiệp 3.0 (Startup Act 3.0) đã từng nhận được sự ủng hộ của 14 đại biểu Quốc hội, nhưng đánh tiếc là chưa bao giờ được chính thức bỏ phiếu để thông qua. Tuy nhiên, cả hai đảng Cộng hòa và Dân chủ đều đồng ý rằng việc mở cửa cho doanh nhân nước ngoài đến kinh doanh và tạo ra việc làm tại Mỹ là một chính sách đứng đắn để thúc đẩy mạnh nền kinh tế.
Thực trạng visa Start-up Định cư Mỹ
Reviewed by Unknown
on
tháng 5 30, 2017
Rating:
Không có nhận xét nào: