NGÀNH CÔNG NGHIỆP “SÁNG GIÁ” KHI KINH DOANH ĐỊNH CƯ ÚC


Với sự phát triển của nền kinh tế, đầu tư vào Úc đang là xu hướng
Với một sự phát triển của nền kinh tế Úc, việc đầu tư vào Úc đang là một trong những xu hướng của nhiều doanh nghiệp. Trong đó đầu tư và nuôi trồng hay các trang trại sẽ tạo nhiều lợi thế lớn. Một ngành chăn nuôi được mệnh danh là “ngành công nghiệp tiền tỷ” tại đất nước này đó là nuôi cừu.

Cừu được nuôi tại các trang trại của người dân định cư Úc được vỗ béo, xén lông và qua nhiều khâu như tẩy trắng, làm tơi, chải mượt, bện sợi, dệt thành dạ và đưa vào ngành công nghiệp thời trang. Việt Nam đã bắt đầu được công ty Úc “để mắt” do có nhiều điều kiện thuận lợi để sử dụng len lông cừu làm nguyên liệu và phát triển ngành công nghiệp này.

Khởi thủy từ ngành dệt Anh, phát triển nhờ công nghiệp thời trang Ý

Có câu nói rằng: “Dân Úc ai cũng cưỡi cừu”. Thật vậy, cứ một người hiện định cư Úc là có đến ba con cừu, và ngành sản xuất lông cừu hiện là ngành xuất khẩu lớn, góp một phần đáng kể vào nền kinh tế nước này. Trong năm 2013-2014, thị trường len ở Úc lên đến 3 tỷ AUD, xấp xỉ 2,7 tỷ USD.
Người có công đầu trong việc đặt nền móng cho ngành công nghiệp lông cừu ở Úc là thuyền trưởng John McAchur. Ông là người đã đưa đến lục địa này 30 con cừu đầu tiên vào năm 1789. Lông của chúng được cắt ra, chở về Anh Quốc và từ đó tỏa đi khắp thế giới. Vào năm 2011, số lượng cừu tại Úc đã lên  64 triệu con. Nếu có ý định định cư Úc thì chăn nuôi cừu sẽ là một sự kinh doanh giúp bạn có được một nguồn lợi tương đối ổn định.

Len Merino của Úc có đặc điểm là sợi mảnh (đến 19 micron). Tuy nhiên, đến giữa thế kỷ XX, độ mịn của len vẫn chưa được coi trọng lắm. Vải len hồi đó dày, nặng và trang phục may bằng thứ sợi thời ấy trông không được nhẹ nhàng như những bộ trang phục hiện nay.
 Ermenegildo Zegna – nhà sản xuất vải sợi lớn đến từ miền Bắc nước Ý đã tìm đến Úc để thu mua lông cừu nguyên liệu để tạo ra những bộ sưu tập veston đỉnh cao của mình. 
Lông cừu được mang về Ý, qua khâu xử lý tại các xưởng dệt vải và trở thành những bộ cánh lịch lãm, sang trọng nhất trên sàn diễn thời trang của hãng này.
Ermenegildo Zegna - nhà sản xuất vải sợi đã tìm đến lông cừu làm chất liệu cho bộ sưu tập của mình
Tùy thuộc vào đường kính sợi, lông cừu Merino của Úc được chia thành nhiều loại: khá mảnh (từ 18,5 – 20,5 micron), mảnh (từ 16,6 – 18,5 micron) và cựu mảnh (dưới 16,6 micron). Kỷ lục được xác lập năm 2010 thuộc về loại lông cừu có độ mảnh 10 micron – mảnh hơn sợi tóc đến 6 lần.

Chăn thả và xén lông

Tại trang trại cừu Westvale thuộc sở hữu của gia đình Judy và Leo Blunch, ở đây đang nuôi khoảng 6000 con cừu (bằng số cừu trên toàn nước Úc 200 năm trước), trải dài 1.050 ha nằm ở bang New South Wales. Theo thời gian, nhiều nguyên tắc vận hành trang trại và cơ sở vật chất vẫn được giữ nguyên gần như 200 năm trước, nhưng đây vẫn là một trong những trang trại hiện đại kiểu mẫu.
Các cá thể cừu được theo dõi gen, để đảm bảo sức khỏe của đàn gia súc và chất lượng lông cừu có ổn định không, để nhập cơ sở dữ liệu vào máy tính nhằm lưu giữ hồ sơ cá nhân của mỗi cá thể cừu.
 
Đàn cừu được chăn thả trên các đồng cỏ tự nhiên ở Úc
Cừu được vỗ béo vào cuối mùa để chuẩn bị cho công việc xén lông. Khi cần tập hợp đàn cừu để chuẩn bị “cởi áo” của chúng, chó chăn cừu là một trợ thủ đắc lực.
Xén lông cừu là một công việc đáng ngưỡng mộ và được trả lương cao, đòi hỏi kỹ năng đặc biệt và sức khỏe ổn định vì người thợ thực hiện sẽ phải liên tục trong tư thế cúi lom khom nhiều giờ liền. Dụng cụ xén lông cừu là một chiếc tông-đơ điện giống như máy cạo râu. Những người thợ xén lông cừu kinh nghiệm hiện đang định cư Úc có thể “xử lý” mỗi ngày 200 con.

Miếng lông trông tựa tấm chăn được quẳng lên bàn để tách phần lưng và những chỗ bị bẩn, và phân loại theo độ dài, màu sắc, độ xoăn và độ mảnh. Trước khi đem xử lý, họ tẩy sạch lông bằng thuốc tẩy.

Từ lông cừu thành tấm dạ

Lông cừu được ép thành từng cục và đóng thành kiện để chuyển đến nhà máy dệt, nơi chúng sẽ qua tay rất nhiều người và nhiều quy trình công nghệ phức tạp. Lông cừu sẽ được giặt, chải, quay nhuộm, cuộn sợi và dệt thành tấm.
Đầu tiên, công nhân dỡ từng cục lông ra và đưa vào máy để làm tơi. Đó là một cỗ máy có ống xilanh hình trụ sẽ chải và tách rời các sợi lông.

Những loại lông khác nhau sau đó sẽ được đưa vào máy hòa trộn với nhau để được loại sợi như mong muốn. Nếu muốn tết thành sợi từ hỗn hợp lông này, thì phải thêm vào những sợi polyeste. Sau đó các vòi phun khí sẽ phun dầu làm bóng sợi và giúp tách sợi dễ dàng hơn.
Sợi len sau đó được đưa vào máy chải sợi len là những xilanh có đinh kim loại mảnh quay tròn, giúp gỡ rối, chải len thành sợi mảnh và đưa len trượt song song với nhau qua đó giúp loại bỏ các cặn bẩn còn bám lại trong sợi.
 
Sợi len lông cừu thành phẩm
Kỹ thuật chải này giúp người ta sản xuất được những mảnh vải mỏng như voan. Tiếp đó người ta chia nhỏ các mảnh voan thành những dải dài rộng khoảng một gang tay, rồi đưa những dải này vào máy bện sợi thành sợi bấc mảnh. Sau đó xoắn sợi bấc thành sợi len rồi cuốn thành cuộn lớn. Khâu se sợi giúp sợi len dai hơn.
Từ những cuộn len này, người ta sẽ đem dệt thành tấm dạ lớn. Rồi nhuộm màu và hoàn thiện thành tấm vải dạ nhẵn bóng và mịn như nhung. Vải len có hai loại: một loại mặt sần gai và một loại mặt nhẵn bóng. Sau quá trình xử lý, lông của một con cừu đủ để làm ra lượng vải để may hai bộ vest.

Sợi len cừu là một loại chất liệu rất bền, không bị nhàu nát nên luôn giữ được dáng áo. Len có khả năng hút ẩm, tách nhiệt và giữ ấm rất tốt. Đó là lý do vì sao len là chất liệu lý tưởng để sản xuất những chiếc áo ấm, áo len cao cổ hay áo vest, áo khoác.

Thâm nhập vào thị trường Việt Nam

Trước đây, nhiều nhà sản xuất hàng may mặc và chăn ga gối nệm Việt Nam chưa bao giờ dùng đến len lông cừu. Nhưng giờ đây thứ nguyên liệu này giờ đã xuất hiện và phát triển tại thị trường Việt Nam. Do đó đây sẽ là cơ hộ kinh doanh vô cùng tuyệt vời nhất là cho những ai muốn kinh doanh khi định cư Úc.
Một công ty Úc (Australia Wool Innovation - AWI) đã nhìn thấy cơ hội này ở Việt Nam (có nguồn nhân công rẻ, nền công nghiệp dệt may có sẵn) và đã triển khai một dự án mang tên “Việt Nam trên đường Hội nhập” vào tháng 6/2012. Bắt đầu từ lĩnh vực hàng dệt kim và tập trung vào các mặt hàng như áo len mỏng, quần áo thấm mồ hôi, phụ kiện và tất. Tổng trị giá dự án đạt 240.000 AUD, thu hút 12 đối tác sản xuất len lông cừu ở Việt Nam.


NGÀNH CÔNG NGHIỆP “SÁNG GIÁ” KHI KINH DOANH ĐỊNH CƯ ÚC NGÀNH CÔNG NGHIỆP “SÁNG GIÁ” KHI KINH DOANH ĐỊNH CƯ ÚC Reviewed by Di Trú Mỹ on tháng 7 14, 2017 Rating: 5

Không có nhận xét nào:

Được tạo bởi Blogger.