Nhiều công ty du học định cư Canada: Lên chiêu trò rồi thả nổi
Số lượng nạn nhân của các công ty du học định cư không có uy tín ngày
càng nhiều, nhưng hầu như chưa có quy định nào để xử phạt đơn vị vi phạm. Thực
tế là khi có trục trặc với các công ty tư vấn du học định cư Canada, nhiều người không biết
tìm đến cơ quan chức năng nào để phản ánh và đòi quyền lợi.
Định cư Canada, chuyện đơn giản!
Du học - định cư tại Canada,
không cần Anh văn, không cần tay nghề - quảng cáo hấp dẫn của Công ty CP lữ
hành Quốc tế xanh này có thể tìm thấy trên rất nhiều trang mạng. Chỉ với điều
kiện vô cùng đơn giản: độ tuổi từ 18 đến 40, đã học xong lớp 12, ngay sau khi đến Canada có thể làm việc thời gian 20 giờ/tuần; nếu có vợ hoặc chồng, con có thể mang
theo; đảm bảo có visa đi Canada sau 8 tuần kể từ ngày nộp đủ hồ sơ. Khi sang Canada, được
hỗ trợ việc làm bán thời gian trong khi học và toàn thời gian trong dịp hè. Sau
hai năm, được hỗ trợ để trở thành thường trú vĩnh viễn, nghĩa là được hưởng những
quyền lợi như một công dân Canada: trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp bệnh tật, hỗ trợ tiền
bạc từ chính phủ để học tập, mua nhà, sinh con…
Du học - định cư tại Canada, không cần Anh văn, không cần tay nghề - quảng cáo hấp dẫn của Công ty CP lữ hành Quốc tế xanh này có thể tìm thấy trên rất nhiều trang mạng. |
Theo tư vấn của nhân viên công ty
này, nếu trình độ ngoại ngữ kém, “khách hàng” sẽ phải học thêm từ 8 đến 10
tháng tiếng Anh với chi phí khoảng 10 nghìn đô Canada; trình độ tiếng Anh tốt rồi
chỉ phải học thêm 4 tuần, chi phí khoảng 5 nghìn. Sau tối thiểu 2 năm học, văn
phòng công ty bên Canada sẽ hướng dẫn, hỗ trợ làm thủ tục định cư, mức chi phí cho
việc này vào khoảng 15 đến 20 nghìn đô Canada. Tuy nhiên, nhân viên này cũng lưu ý,
nghề nghiệp chọn học phải nằm trong list các ngành nghề mà chính phủ Úc yêu cầu
như kế toán; CNTT; y dược sĩ; người giúp đỡ, dạy dỗ trẻ em, làm nail, cắt tóc,
đầu bếp; kĩ sư cơ khí, xây dựng, hóa học, kiến trúc sư; thợ thủ công, kĩ thuật…
Anh Phan Chính, đại diện một công
ty tư vấn du học cho biết, những thị trường nói trên hiện được nhiều người Việt
Nam lựa chọn vì cho rằng dễ định cư, nói là đi học nhưng thực chất là sang để
làm việc kiếm tiền. Du học là con đường vừa “sang”, vừa có lợi vì ngoài được ở
lại nước sở tại thời gian lâu hơn so với đi xuất khẩu lao động còn có cơ hội để
định cư lâu dài. Tuy nhiên, việc định cư tại các nước nói trên thực chất không
hề dễ dàng. Nhiều công ty chỉ muốn tuyển được người học để hưởng hoa hồng nên
quảng cáo quá sự thật. Không ít người đã mắc bẫy “lừa” của các công ty, cũng
như “cò” du học vì tin vào những quảng cáo hấp dẫn như trên.Trên mạng
VietAbroader.org - diễn đàn của các sinh viên du học tại Mỹ, một thành viên cho
biết đã đăng ký làm hồ sơ du học với công ty V. trên đường Lê Văn Sĩ (Q.Phú Nhuận,
TP.HCM). Trong giấy báo giá của công ty, thành viên này chỉ phải đóng 300 USD
làm hồ sơ, dịch thuật và sẽ hoàn tất hồ sơ trong vòng 3 tháng. Tuy nhiên, khi
ký hợp đồng với công ty thì phải đóng một loạt lệ phí khác: 250 USD phí dịch
thuật và liên lạc với trường, khoảng 700 USD để chuyển tiền qua trường bên Mỹ,
hơn 400 USD phí khác và đóng tiếp 1.000 USD cho công ty nếu như người học có thị
thực.
Tuy nhiên, thành viên này không
xin được thị thực. Công ty đề nghị thu thêm 6.000 USD và bảo đảm chắc chắn 100%
thành công nhưng rồi lại tiếp tục… rớt. Người này phản ứng dữ dội và đòi lại được
7.000 USD. Những phí khác khó đòi lại được vì chỉ có giấy viết tay của nhân
viên công ty đến tận nhà thu tiền. Thành viên này nói rằng mình không biết tìm
đến đâu để đòi hỏi quyền lợi.
Hiện Sở Kế hoạch - Đầu tư có chức
năng cấp phép hoạt động cho các công ty tư vấn du học kèm theo quy định phải chịu
sự quản lý của Sở GD-ĐT. Tuy nhiên, đến nay chưa có một quy định cụ thể nào khẳng
định vai trò, quyền hạn của Sở này đối với các công ty tư vấn du học. Vì vậy, một
lãnh đạo của Phòng Giáo dục chuyên nghiệp thuộc Sở GD-ĐT TP.HCM cho biết hiện rất
khó khăn trong vấn đề quản lý lĩnh vực du học.
Nghị định 115/2010/NĐ-CP quy định
trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục cũng chỉ có điều khoản rất chung chung
về trách nhiệm của Sở GD-ĐT là “giúp UBND cấp tỉnh quản lý nhà nước đối với các
tổ chức dịch vụ đưa người đi du học tự túc ở ngoài nước theo quy định của pháp
luật”. Vì vậy, từ trước đến nay các công ty tư vấn du học không hề có báo cáo
hoạt động với Sở, ngược lại, Sở cũng không có thông tin gì về các công ty này.
Do đó trong thời gian vừa qua, hầu như
các tỉnh chưa thể thành lập bất kỳ đoàn thanh tra, kiểm tra nào đối với các
công ty tư vấn du học.
Trong khi đó, hàng triệu du học sinh đã sang nước ngoài học, hàng ngàn công ty du học được thành lập từ nhiều năm qua nhưng vẫn chưa có cơ chế quản lý. Điều vô lý này không biết bao giờ mới chấm dứt. |
Trước thực tế này, ngay từ năm 2010, Sở GD-ĐT TP.HCM có công văn xin ý kiến cho dự thảo “Quy định về quản lý du học tự túc trên địa bàn TP.HCM”. Trong văn bản trả lời, đại diện Bộ GD-ĐT cho biết đang khẩn trương xây dựng văn bản quy định về quản lý dịch vụ du học tự túc nên đề nghị phải chờ. Hiện tại Bộ chỉ mới có dự thảo lần 2 về Thông tư “Quy định về hoạt động dịch vụ du học” ký ngày 12.1.2012. Thông tư này quy định rõ những điều kiện, trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận hoạt động cho người Việt Nam đi học tại nước ngoài (dịch vụ du học); đình chỉ hoạt động dịch vụ du học, thu hồi giấy chứng nhận hoạt động. Thông tư cũng quy định cụ thể quyền hạn của Sở GD-ĐT, như có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra phát hiện dấu hiệu vi phạm, lập biên bản và làm các thủ tục đình chỉ, thu hồi giấy chứng nhận hoạt động dịch vụ du học…
Thông tư này chưa được ban hành
chính thức nên các sở GD-ĐT cũng chưa có pháp lý để quản lý lĩnh vực tư vấn du
học. Trong khi đó, hàng triệu du học sinh đã sang nước ngoài học, hàng ngàn
công ty du học được thành lập từ nhiều năm qua nhưng vẫn chưa có cơ chế quản
lý. Điều vô lý này không biết bao giờ mới chấm dứt.
Đằng sau lời hứa “định cư” Canada
Số lượng công ty đưa ra lời hứa
“định cư” Canada để thu hút người nộp đơn du học ngày càng nhiều. Theo tìm hiểu của
Thanh Niên, mỗi nơi có lời đảm bảo khác nhau cho việc định cư. Chẳng hạn, Trường
Úc Việt cho biết người học chỉ cần học xong lớp 11, rồi hoàn tất ngoại ngữ tại
Việt Nam, sang Canada học lấy bằng cử nhân quản trị nhà hàng. Sau đó, đi làm và
đảm bảo 900 giờ làm việc tại Canada thì sẽ được nhập thị thực chính thức. Công
ty Đức Tú (Q.10, TP.HCM) lại cho biết nếu muốn nhập cư tại Canada nên du học
sang Singapore học đại cương tại Trung tâm giáo dục Canada ACE. Sau khi hoàn thành
chương trình tại Singapore, trường sẽ hỗ trợ thị thực chuyển tiếp sang Mỹ. Trên
internet, nhiều người còn đứng ra giới thiệu việc du học định cư theo con đường
của Bộ Ngoại giao Mỹ. Người học sẽ được đưa sang thực tập 3 năm tại một công
ty, sau đó được cấp “thẻ xanh” vì công ty này được hứa cho vài suất định cư tại
Canada của Bộ Ngoại giao theo mối quan hệ thân thiết...
Số lượng công ty đưa ra lời hứa định cư Canada để thu hút người nộp đơn du học ngày càng nhiều. |
Bộ phận thị thực của Lãnh sự quán
Canada tại TP.HCM cho biết các công ty tư nhân xúc tiến các chương trình du học
tại Mỹ không thể đảm bảo việc cấp thị thực làm việc hay định cư sau khi hoàn tất
khóa học. Các loại thị thực này phải được
chính phủ Canada chấp thuận và có giới hạn về số lượng. Đại diện Văn phòng Thị
thực và quốc tịch Tổng lãnh sự quán Canada tại TP.HCM, cũng cho biết có nhiều
du học sinh nộp đơn định cư tại Canada khi hoàn thành khóa học. Nhưng đây là quá
trình riêng biệt và không có đảm bảo nào cho việc định cư cả. Thông thường, định
cư theo diện có tay nghề tại Canada phụ thuộc vào thị trường lao động và tiêu
chuẩn cấp thị thực có thể thay đổi liên tục để phù hợp hoàn cảnh kinh tế.
Nghi Phương
Nhiều công ty du học định cư Canada: Lên chiêu trò rồi thả nổi
Reviewed by Di Trú Mỹ
on
tháng 7 26, 2017
Rating:
Không có nhận xét nào: