Nước Úc, một quốc gia đáng đầu tư để định cư


Úc đã có một thời kỳ mở rộng kinh tế dài nhất thế giới, khi nước này không có sự suy thoái nào gần 26 năm qua. Mặc dù Úc đã ghi nhận hai quý tăng trưởng kinh tế không mấy tích cực vào năm 1991, nhưng nền kinh tế giàu có của thế giới sau đó đã trải qua 103 quý tăng trưởng ấn tượng nối tiếp nhau. Theo thống kê của Bộ Quốc tịch và Bảo vệ biên giới Australia (số liệu giai đoạn 2013-2014), Việt Nam là một trong 10 quốc gia có nhiều người trở thành công dân nước này nhất. Để có thể định cư Úc, người Việt có thể làm hồ sơ theo các diện bảo lãnh, diện tay nghề hoặc diện kinh tế (doanh nhân hoặc đầu tư).

Trước đây dù chương trình nhập cư diện kinh tế của Australia chia thành rất nhiều loại visa tạm trú, thường trú khác nhau nhưng yêu cầu chứng minh tài chính lớn nhất cũng chỉ dừng ở mức 1,125 triệu AUD, đi kèm với cam kết đầu tư cao nhất là 750.000 AUD. Đó là lý do một số người Việt đã thành công trong việc xin thêm quốc tịch để định cư Úc trong giai đoạn này.

Một đất nước không bị ảnh hưởng suy thoái kinh tế

Úc đã gặt hái được những lợi ích đáng kể khi nền kinh tế của Trung Quốc phát triển. Ví dụ, trong năm 2014, số liệu của chính phủ cho thấy Đại lục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Úc, chiếm 34% tổng sản lượng hàng xuất khẩu, với tổng giá trị khoảng 98 tỉ đô la Úc, tương đương gần 78 tỉ USD. Và từ năm 2005 đến 2015, Úc đã trở thành nước nhận được đầu tư lớn thứ hai của Trung Quốc, sau Mỹ, với 80 tỉ USD được đầu tư trực tiếp. “Không có quốc gia nào trên thế giới có thể thu lợi từ Trung Quốc nhiều như Úc trong suốt 30 năm qua”, nhà kinh tế học Saul Eslake nói với Bloomberg hồi đầu năm nay.

Để có thể định cư Úc, người Việt có thể làm hồ sơ theo các diện bảo lãnh, diện tay nghề hoặc diện kinh tế (doanh nhân hoặc đầu tư).

Năm 1983, chính phủ đã thả nổi đồng đô la Úc, cho phép đồng tiền tự do phản ứng với thị trường. Đây được xem là bước đi táo bạo, mạnh mẽ và quan trọng nhất trong lịch sử kinh tế của đất nước. Quyết định này đã giúp Ngân hàng Dự trữ Quốc gia kiểm soát lãi suất, kiềm chế lạm phát và linh hoạt ứng biến trước những cú sốc thay đổi của thị trường toàn cầu. Dù số liệu kinh tế sụt giảm trong quý gần nhất, kinh tế Úc một lần nữa được “cứu” nhờ trạng thái nền kinh tế phát triển phụ thuộc nhiều nhất vào Đại lục.

Việc bãi bỏ quy định trong lĩnh vực tài chính của Úc đã tạo ra nhiều cạnh tranh hơn cho các ngân hàng trong nước, khuyến khích họ hoạt động hiệu quả hơn. Động thái này được đưa ra cùng với những cải cách khác trong nền kinh tế như việc thả nổi tiền tệ. Sau khi bãi bỏ quy định, các ngân hàng Úc bắt tay vào một quá trính sáp nhập nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh khi đối đầu với các nước khác. Ric Battellino, cựu Phó thống đốc Ngân hàng Dự trữ, nói trong một bài phát biểu năm 2007 rằng “việc chuyển từ sử dụng các biện pháp kiểm soát trực tiếp sang một hệ thống dựa vào thị trường cuối cùng đã cho chính phủ nhiều cơ hội hơn để quản lý và mở đường cho sự ổn định kinh tế”.
Vào đầu những năm 2000, giá các mặt hàng như than đá và quặng sắt bắt đầu tăng mạnh do nhu cầu từ châu Á. Nó đánh dấu sự bùng nổ ngoạn mục, đầy ý nghĩa khi lĩnh vực khai thác mỏ đã đóng góp khoảng một nửa trong sự tăng trưởng kinh tế của Úc giai đoạn trước năm 2012. Công nhân từ khắp nơi trên thế giới đã đổ về Tây Úc, nơi có nhiều quặng sắt được sử dụng để chế tạo thép. Tuy nhiên, sự suy thoái của giá cả hàng hóa sau đó đã làm chậm lại tình hình, đồng thời khiến các công ty khai thác mỏ khổng lồ của Úc như Rio Tinto và BHP Billiton phải cắt giảm hàng nghìn việc làm.

Vào đầu những năm 2000, giá các mặt hàng như than đá và quặng sắt bắt đầu tăng mạnh do nhu cầu từ châu Á. Nó đánh dấu sự bùng nổ ngoạn mục, đầy ý nghĩa khi lĩnh vực khai thác mỏ đã đóng góp khoảng một nửa trong sự tăng trưởng kinh tế của Úc giai đoạn trước năm 2012.


Thị trường lao động kinh hoạt cho phép Úc vượt qua cú sốc của các cuộc khủng hoảng tài chính tốt hơn hầu hết các quốc gia khác trên thế giới. Tính linh hoạt của nền kinh tế có nghĩa là người lao động có thể di chuyển vào các ngành công nghiệp đang phát triển, giúp cho tỷ lệ thất nghiệp ở mức thấp. Được biết, điều này cũng đã đóng góp vai trò quan trọng để xử lý những khó khăn cho người lao động trong thời gian hoạt động khai thác mỏ của Úc phát triển chậm lại. Tăng trưởng GDP của Úc đã được đẩy mạnh khi dân số tăng lên, đặc biệt với làn sóng người nhập cư. Dù điều này không hẳn là yếu tố lý tưởng cho người bản xứ, nhưng lại là tin tốt lành cho chính phủ Úc trong việc giữ đất nước thoát khỏi suy thoái. Dân số Úc hiện nay khoảng 24 triệu người, tăng nhiều so với 15 triệu người vào năm 1980.

Du lịch là lĩnh vực mũi nhọn của nền kinh tế Úc, đặc biệt trong những năm gần đây với đóng góp nhiều nhất đến từ du khách của châu Á. Theo báo cáo của Deloitte, ngành du lịch Úc tăng gấp ba lần so với tăng trưởng kinh tế chung của đất nước trong nửa đầu năm 2016. Deloitte cũng nhận định du lịch sẽ tiếp tục là ngành “siêu tăng trưởng”, đem tới sự thịnh vượng cho quốc gia này trong hai thập niên tới.

Thêm cơ hội cho doanh nhân, nhà đầu tư định cư Úc

Các nhà đầu tư và các doanh nhân tài năng Việt Nam có thể tham gia chương trình Visa 132B mà East West Group đang cùng với Quỹ đầu tư Fami của Úc xúc tiến để có thêm nhiều cơ hội đầu tư, định cư, kinh doanh ở bang New South Wales.

Theo đó, chỉ với khoản đầu tư ban đầu tối thiểu 1 triệu AUD (tương đương khoảng 17,1 tỷ đồng), doanh nhân Việt sẽ trở thành Thường Trú Nhân của nước Úc chỉ trong vòng 12 tháng, được thụ hưởng các quyền an sinh xã hội, y tế, giáo dục như công dân Úc, từ đó dễ dàng định cư, kinh doanh lâu dài để định cư Úc.

Các nhà đầu tư và các doanh nhân tài năng Việt Nam có thể tham gia chương trình Visa 132B mà East West Group đang cùng với Quỹ đầu tư Fami của Úc xúc tiến để có thêm nhiều cơ hội đầu tư, định cư, kinh doanh ở bang New South Wales.

Với Quỹ đầu tư Fami, các doanh nghiệp, và doanh nhân tài năng Việt có thể tìm kiếm đối tác có lĩnh vực kinh doanh hai bên có chung kỹ năng để liên doanh và sẽ được tư vấn đầu tư theo từng giai đoạn. Cho 4 năm đầu tư tại Úc, nhà đầu tư chỉ cần bỏ ra chi phí ban đầu là 250.000 AUD, nộp thành 2 giai đoạn (50,000 AUD sau khi ký hợp đồng và 200,000 AUD còn lại sau khi nhận được sự Đề cử của Bang). Quỹ đầu tư Fami cam kết sau tối đa 4 năm sẽ hoàn trả tiền đầu tư (AUD 1 triệu), kèm theo là trả lợi nhuận đầu tư cố định 5%/năm (tương đương AUD 50,000/năm).

Như vậy, sau 4 năm, NĐT sẽ được hoàn lại tiền đầu tư là AUD 1 triệu kèm theo AUD 200,000. Ngoài ra, nhà đầu tư cũng sẽ được Quỹ tư vấn những chính sách về thuế của Chính phủ và chính quyền liên bang.Với những chính sách này, chương trình visa 132B đang mở ra nhiều cơ hội cho doanh nhân, nhà đầu tư Việt đến đất nước này khởi nghiệp, đầu tư, định cư. Việc các tổ chức, doanh nghiệp xúc tiến đầu tư, kinh doanh, định cư ở các quốc gia phát triển đang là xu hướng toàn cầu, vì hợp tác đầu tư, kinh doanh theo xu hướng toàn cầu hóa này mở ra nhiều cơ hội kinh doanh hơn.Tuy nhiên, việc đầu tư kinh doanh định cư Úc hay bất kỳ một thị trường mới nào cũng đều phức tạp, bởi vì nhà đầu tư sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức không lường trước. Theo Luật sư Nguyễn Hoàng Tranh: “Có ba nguyên nhân dẫn tới thất bại của các Doanh nhân, Nhà đầu tư đến Úc là do chưa được trang bị đầy đủ kiến thức thực tiễn về pháp luật của Úc; chưa được tư vấn về kinh nghiệm kinh doanh thực tiễn tại Úc; chưa được kết nối với chính quyền, cộng đồng doanh nghiệp của Úc để kêu gọi hợp tác và huy động kịp thời các nguồn lực cần thiết.”

Tuy nhiên, việc đầu tư kinh doanh định cư Úc hay bất kỳ một thị trường mới nào cũng đều phức tạp, bởi vì nhà đầu tư sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức không lường trước. 


Vì thế, bên cạnh giải pháp Visa 132 giúp doanh nhân trở thành Thường Trú Nhân Úc trực tiếp trong 12 tháng, East West Group còn triển khai Hệ thống hỗ trợ kinh doanh đặc biệt, bao gồm các hỗ trợ về pháp lý, lộ trình đầu tư, định cư, kế hoạch tài chính, kinh doanh, tiếp cận cộng đồng công nghiệp Úc, và huy động vốn.
Nước Úc, một quốc gia đáng đầu tư để định cư Nước Úc, một quốc gia đáng đầu tư để định cư Reviewed by Di Trú Mỹ on tháng 8 04, 2017 Rating: 5

Không có nhận xét nào:

Được tạo bởi Blogger.