Sắc lệnh di trú Mỹ gây tranh cãi đang diễn ra như thế nào?


Khoảng 60.000 thị thực đã bị thu hồi trong vòng 1 tuần kể từ khi chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump ban hành sắc lệnh cấm người nhập cư từ 7 quốc gia với phần lớn dân số Hồi giáo.Tòa phúc thẩm Khu vực số 9 có trụ sở tại San Francisco tuần trước đã bác kháng cáo của Bộ Tư Pháp Mỹ về phán quyết tạm ngừng thực thi sắc lệnh di trú Mỹ trên toàn quốc. Với quyết định này, chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể kháng cáo lên Tòa án tối cao hoặc đưa vụ kiện trở lại tòa án cấp thấp ở Seattle.

Con số này thấp hơn nhiều so với số liệu do Erez Reuveni, luật sư thuộc Bộ Tư pháp Mỹ, cung cấp. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ William Cocks cho biết: "Chưa đến 60.000 thị thực bị thu hồi theo sắc lệnh hành pháp của Tổng thống". Tuy nhiên, ông cũng cho biết thêm, đây chỉ là việc thu hồi tạm thời, các thị thực sẽ được cấp lại khi sắc lệnh được dỡ bỏ.

Sắc lệnh di trú Mỹ gây tranh cãi

Tuy nhiên. theo kết quả khảo sát do Ruters/Ipsos thực hiện và công bố hôm 31/1, chưa đầy 1/3 người dân Mỹ tin rằng sắc lệnh di trú Mỹ cấm nhập cảnh đối với công dân của 7 nước Hồi giáo vào Mỹ do Tổng thống Donald Trump ban hành khiến họ cảm thấy “an toàn hơn”. Theo kết quả khảo sát của Reuters/Ipsos, khoảng 31% số người được hỏi cho rằng sắc lệnh hành pháp về di trú của Tổng thống Trump khiến họ cảm thấy “an toàn hơn”, trong khi 26% cho rằng lệnh cấm này khiến họ cảm thấy “ít an toàn hơn”. Ngoài ra, 33% nói rằng sắc lệnh này không tạo ra bất kỳ thay đổi nào ở Mỹ trong khi số còn lại từ chối đưa ra bình luận.

Khoảng 60.000 thị thực đã bị thu hồi trong vòng 1 tuần kể từ khi chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump ban hành sắc lệnh cấm người nhập cư từ 7 quốc gia với phần lớn dân số Hồi giáo

Kết quả khảo sát của Reuters/Ipsos cũng cho thấy có tới 49% người Mỹ đồng ý với sắc lệnh của Tổng thống Trump còn 41% không đồng ý. Xét theo đảng phái, khoảng 53% số thành viên của đảng Dân chủ nói rằng họ “kịch liệt phản đối” động thái siết chặt người nhập cư vào Mỹ của tân tổng thống, trong khi 51% đảng viên Cộng hòa khẳng định họ “ủng hộ mạnh mẽ” sắc lệnh gây tranh cãi này.
So với đảng Cộng hòa, số lượng thành viên đảng Dân chủ ủng hộ Mỹ tiếp tục tiếp nhận người nhập cư và tị nạn cao gấp 3 lần. Trong khi đó, số thành viên đảng Cộng hòa cho rằng cần tiếp tục cấm công dân từ các nước Hồi giáo vào Mỹ để ngăn chặn khủng bố cao gấp 3 lần so với số thành viên của đảng Dân chủ.Mặc dù vậy, hầu hết người Mỹ không đồng tình với đề xuất của Tổng thống Trump rằng nên ưu tiên người nhập cư Cơ đốc giáo hơn là các tôn giáo khác. Theo đó, khoảng 56% số người được hỏi, trong đó có 72% người của đảng Dân chủ và 45% đảng viên Cộng hòa, không đồng tình với quan điểm của ông Trump rằng Mỹ nên “hoan nghênh người nhập cư Cơ đốc giáo, chứ không phải người Hồi giáo’.

Theo đó, Mỹ dừng toàn bộ việc tiếp nhận người tị nạn trong 4 tháng và cấm công dân của 7 nước - gồm Iran, Iraq, Libya, Somalia, Sudan, Syria và Yemen - nhập cảnh vào Mỹ trong 90 ngày. Quyết định của ông Trump đã vấp phải sự chỉ trích mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế và các nhóm nhân quyền.

Trong một diễn biến liên quan khác, theo khảo sát của CNN và hãng ORC, tỷ lệ ủng hộ đối với Tổng thống Donald Trump hiện là 44%, thấp nhất từ trước đến nay đối với một tân tổng thống. Tuy nhiên, ông Trump nhận được tỷ lệ ủng hộ trong nội bộ đảng Cộng hòa là 90%.

Tuy nhiên, trong một thông báo hôm qua, Bộ Tư Pháp cho biết chính quyền sẽ rút lại sắc lệnh gây tranh cãi này và thay thế bằng một sắc lệnh mới có thể đứng vững trước mọi thách thức pháp lý. "Thay vì theo đuổi cuộc chiến pháp lý, Tổng thống dự định sẽ rút lại sắc lệnh cũ và thay thế bằng một sắc lệnh mới trong tương lai gần", thông báo cho biết. Trong cuộc họp báo cùng ngày, ông Trump cũng tuyên bố sẽ ban hành một sắc lệnh mới và có thể là vào tuần tới. Tuy nhiên, ông không tiết lộ thêm về sắc lệnh mới.

Theo kết quả khảo sát do Ruters/Ipsos thực hiện và công bố hôm 31/1, chưa đầy 1/3 người dân Mỹ tin rằng sắc lệnh di trú Mỹ cấm nhập cảnh đối với công dân của 7 nước Hồi giáo vào Mỹ do Tổng thống Donald Trump ban hành khiến họ cảm thấy “an toàn hơn”. 

Tổng thống Trump đã ký ban hành một sắc lệnh di trú Mỹ gây tranh cãi. Theo đó, Mỹ sẽ dừng toàn bộ việc tiếp nhận người tị nạn trong 4 tháng và cấm công dân của 7 nước - gồm Iran, Iraq, Libya, Somalia, Sudan, Syria và Yemen - nhập cảnh vào Mỹ trong 90 ngày.

Ông Trump nói rằng, sắc lệnh này là một trong những biện pháp nhằm hạn chế nguy cơ các cuộc tấn công khủng bố nhằm vào Mỹ. Ông Trump cho rằng, sắc lệnh này nhằm bảo vệ nước Mỹ trước nguy cơ các cuộc tấn công khủng bố. Tuy nhiên, giới tư pháp và các cựu quan chức cho rằng, sắc lệnh này là vi hiến, đi ngược lại với giá trị Mỹ. Hàng loạt bang đã đệ đơn kiện sắc lệnh này của Tổng thống Trump, trong đó có Minnesota và Washington.

Số phận sắc lệnh di trú Mỹ của Trump sẽ đi về đâu?

Tòa Phúc thẩm khu vực số 9 đã ra phán quyết bảo lưu đình chỉ thi hành sắc lệnh di trú mà Tổng thống Donald Trump ký.Điều này cũng có nghĩa là bước lùi đối với chính quyền của ông Trump, vì tòa bác đơn kháng án của chính quyền Trump nhằm khôi phục sắc lệnh cấm nhập cư đối với công dân bảy quốc gia Hồi giáo mà ông ký hôm 27/1/2017.

Theo Reuters, ba thẩm phán của Tòa Phúc thẩm khu vực số 9 đều nhất trí cho rằng chính quyền Trump đã không thể đưa ra bất kỳ chứng cứ nào thuyết phục nhằm khôi phục lệnh cấm nhập cảnh vì lý do an ninh quốc gia.Phiên tòa bảo lưu quyết định của thẩm phán liên bang James Robart (của Tòa án Liên bang thuộc Địa hạt phía Tây bang Washington) hôm 3/2, tạm dừng thi hành sắc lệnh di trú của Tổng thống Trump, nhưng chưa giải quyết vụ kiện.

Tòa Phúc thẩm khu vực số 9 đã ra phán quyết bảo lưu đình chỉ thi hành sắc lệnh di trú Mỹ mà Tổng thống Donald Trump ký.

Phán quyết của tòa phúc thẩm chỉ liên quan tới việc ngừng thi hành khẩn cấp sắc lệnh của Tổng thống Trump mà thẩm phán James Robart. Về số phận của sắc lệnh di trú của Tổng thống Trump, tòa phúc thẩm cho biết họ cần thêm các chi tiết để ra quyết định.Trong khi đó, Bộ Tư pháp Mỹ cho biết họ đang nghiên cứu lại phán quyết của tòa và sẽ có phương án sau đó. Trong tương lai, Bộ này có thể đề nghị tòa xem xét lại phán quyết, hoặc đệ trình vụ kiện lên Tối cao Pháp viện.

Trước đó, ngày 30/1, Tổng chưởng lý bang Washington Bob Ferguson kiện Tổng thống Trump lên Tòa án Liên bang thuộc Địa hạt phía Tây bang Washington. Nội dung đơn kiện bao gồm đề nghị tuyên sắc lệnh di trú Mỹ của Tổng thống Trump là vi hiến, cụ thể vi phạm các Tu chính án số 1 (quyền tự do tôn giáo), số 5 (chuẩn mực tố tụng), và số 14; vi phạm các đạo luật liên bang. Trong lúc đơn kiện được thụ lý, ông Ferguson đề nghị tòa ra lệnh đình chỉ thi hành sắc lệnh của Tổng thống trên toàn quốc.

Chính phủ Trump có thể yêu cầu Tòa Phúc thẩm khu vực số 9 mở rộng thêm danh sách hội thẩm để nghiên cứu về quyết định của tòa, hoặc kháng án trực tiếp lên Tối cao Pháp viện (Tòa án Tối cao) để định đoạt kết quả cuối cùng của vụ kiện.Cố vấn cấp cao của Nhà Trắng Kellyanne Conway trả lời trên Fox News: “Đây chỉ là phán quyết tạm thời và chúng tôi hoàn toàn tự tin rằng, giờ đây chúng tôi sẽ ra tòa và có cơ hội tranh luận về vấn đề mà chúng tôi sẽ chiếm ưu thế”.

Chính phủ Trump có thể yêu cầu Tòa Phúc thẩm khu vực số 9 mở rộng thêm danh sách hội thẩm để nghiên cứu về quyết định của tòa, hoặc kháng án trực tiếp lên Tối cao Pháp viện (Tòa án Tối cao) để định đoạt kết quả cuối cùng của vụ kiện

Nếu như chính quyền Trump kháng án lên Tối cao Pháp viện, họ cần tới 5 trong số 8 thẩm phán của tòa này bỏ phiếu thuận để giành phần thắng. Đây dường như là một đòi hỏi quá cao so với thực tế, vì thông thường các phán quyết của tòa luôn chia đều ở mức 4-4 giữa hai bên cấp tiến và bảo thủ. Điều này có nghĩa là chính quyền Trump cần giành được ít nhất một phiếu từ phía các thẩm phán theo hướng cấp tiến.Tổng thống Trump đã đề xuất thẩm phán trẻ tuổi và bảo thủ Neil Gorsuch bổ khuyết vị trí này. Tuy nhiên, phe Dân chủ đã lên kế hoạch cản trở việc thông qua ứng cử viên Gorsuch. Một trong những nguyên nhân là vì trước đó, Tổng thống Obama muốn đề cử thẩm phán theo hướng ôn hòa Merrick B. Garland, nhưng đã bị đảng Cộng hòa cố tình trì hoãn đề cử này trong một năm liền.

Trước mắt, với danh sách này (dù còn khuyết một ghế), nhiều người cho rằng phán quyết của Tối cao Pháp viện khó có xu hướng thay đổi đột ngột hoặc đáng kể so với các chiếu hướng ý thức hệ trước đó, như dưới thời chính quyền Tổng thống Obama.Về nguyên tắc, các thẩm phán trong Tối cao Pháp viện có nhiệm kỳ đến hết đời. Tuy vậy, về lâu dài, Tổng thống Trump và đảng Cộng hòa có thể thắng thế, khi mà hai thẩm phán Ginsburg và Breyer đều đã rất cao tuổi. Trong trường hợp bất kỳ vị nào không thể tiếp tục công việc, chính quyền Trump hoàn toàn có thể đề xuất ứng cử viên có lợi cho họ, và việc phê chuẩn không gặp phải quá nhiều trở ngại khi đảng Cộng hòa đang nắm quyền kiểm soát lưỡng viện.
Sắc lệnh di trú Mỹ gây tranh cãi đang diễn ra như thế nào? Sắc lệnh di trú Mỹ gây tranh cãi đang diễn ra như thế nào? Reviewed by Di Trú Mỹ on tháng 8 02, 2017 Rating: 5

Không có nhận xét nào:

Được tạo bởi Blogger.