Định cư Mỹ diện bảo lãnh vợ chồng khi người bảo lãnh qua đời


Thông thường, đối với diện bảo lãnh thân nhân đi định cư tại Mỹ, thì có những diện có thời gian chờ ngắn như diện bảo lãnh cha mẹ, vợ chồng, con độc thân dưới 21 tuổi của công dân Mỹ, hay của thường trú nhân (IR, F2A); Tuy nhiên, đối với diện khác như diện anh chị em bảo lãnh (F4) con có độc thân trên 21 tuổi (F1), con có gia đình (F3) hay con độc thân của thường trú nhân (F2B) thì thời gian chờ đợi phỏng vấn khá dài, lên tới 21 - 13 năm.
Bởi vậy, đôi khi trong thời gian chờ đợi ngày ưu tiên giải quyết hồ sơ đến hạn, thì người bảo lãnh, hay người bảo trợ tài chính đột ngột qua đời, mà hậu quả là nhiều khả năng hồ sơ sẽ bị đóng lại (close) và người được bảo lãnh mất cơ hội để được đi Mỹ.
Các điều kiện đủ để mở hồ sơ bảo lãnh I-360 (xin thẻ xanh khi người phối ngẫu qua đời):
- Đương đơn đã kết hôn với một công dân Hoa Kỳ, người này hiện nay đã mất và phải là công dân Hoa Kỳ vào thời điểm mất.
- Chồng/Vợ quá cố của đương đơn chỉ mất dưới 2 năm trước ngày đương đơn tự nộp hồ sơ bảo lãnh theo diện này.
- Đương đơn chưa chính thức chia tay với chồng/vợ quá cố của đương đơn vào thời điểm người đó mất.
- Đương đơn vẫn chưa tái hôn.
Trong những trường hợp như vậy, theo quy định chung của Luật Di trú Mỹ, thì thân nhân của người bảo lãnh đã khuất phải có trách nhiệm thông báo cho Sở Di trú, NVC, hay Lãnh sự quản Mỹ biết để tiến hành thủ tục đóng hồ sơ. Tuy nhiên, Luật Di trú cũng có nội dung cho phép thay thế người bảo lãnh, người bảo trợ tài chính vì lý do nhân đạo, để tạo điều kiện cho người được bảo lãnh tiếp tục tiến trình bảo lãnh để được cấp visa đi Mỹ định cư.
Người thay thế người bảo lãnh phải thỏa mãn các điều kiện sau đây:
+ Người thay thế phải cùng vị trí trong cùng diện bảo lãnh:
- Nếu như người bảo lãnh là người cha/mẹ, thì người thay thế chỉ có thể là người mẹ/cha;
- Nếu người bảo lãnh là con, thì người thay thế chỉ có thể là một trong những người con khác, không phân biệt là con ruột hay con nuôi, con chung hay con riêng;
- Nếu người bảo lãnh là anh chị em, thì người thay thế chỉ có thể là một trong những người anh chị em khác, không phân biệt anh chị em ruột hay anh chị em nuôi;
- Nếu người bảo lãnh là chồng/vợ làm hồ sô bảo lãnh cho vợ/chồng của mình, thì không thể có người thay thế; vì vậy, nếu người bảo lãnh qua đời, thì hồ sơ phải được đóng lại. Tuy nhiên, trong những trường hợp này, người được bảo lãnh (người góa chồng, góa vợ) có thể tự mình nộp đơn tự bảo lãnh theo diện vợ/chồng góa của CÔNG DÂN MỸ và sẽ được hưởng ngày ưu tiên giải quyết hồ sơ theo ngày ưu tiên hồ sơ đã bảo lãnh đã nộp trước đây, và hồ sơ phải được nộp trong vòng 02 năm kể từ ngày người bảo lãnh qua đời.
+ Người thay thế phải có khả năng tài chính để bảo trợ cho người đượv bảo lãnh. Trong trường hợp không đủ khả năng tài chính, thì có thể tìm người đồng bảo trợ theo quy định chung.
+ Người thay thế phải nhanh chóng thông báo cho USCIS, NVC, Lãnh sự quán Mỹ, tùy thuộc vào hồ sơ đang giải quyết đến đâu. Nếu chậm trễ thông báo về việc tử tuất của người bảo lãnh, thì đơn xin thay thế người bảo lãnh có thể bị từ chối.
+ Nếu khi người bảo lãnh chết, mà thân nhân không thông báo cho USCIS, NVC, lãnh sự quán Mỹ biết, thì đây là hành vi vi phạm luật di trú, vì không cập nhật, cung cấp thông tin trung thực; do vậy, hồ sơ bảo lãnh sẽ bị từ chối, và gần như không còn cơ hội để xin mở lại hồ sơ.
Định cư Mỹ diện bảo lãnh vợ chồng khi người bảo lãnh qua đời Định cư Mỹ diện bảo lãnh vợ chồng khi người bảo lãnh qua đời Reviewed by Unknown on tháng 6 19, 2017 Rating: 5

Không có nhận xét nào:

Được tạo bởi Blogger.