Người nước ngoài mua nhà định cư Úc. Dễ hay khó?


Nhu cầu mua nhà tại Úc của người nước ngoài muốn định cư Úc đang tăng vọt, khiến chính phủ Úc phải chật vật ngăn chặn tình trạng mua nhà bất hợp pháp ở nước này nhằm kiểm soát giá bất động sản. Người nước ngoài hiện đã mua gần một phần tư số nhà được xây mới tại Sydney và Credit Suisse dự báo số tiền mà họ rót vào bất động sản Úc trong 6 năm tới sẽ tăng gấp đôi lên 60 tỷ AUD (46 tỷ USD).

Trước lo ngại về việc cầu mua nhà của người nước ngoài sẽ đẩy giá nhà tăng cao vượt khả năng chi trả của người dân bản địa, Bộ trưởng Tài chính Úc Joe Hockey đã đề xuất mức phạt cao hơn và tăng thời gian phạt tù cho những trường hợp mua bán nhà trái pháp luật. Tuy nhiên, hiện chính phủ Úc vẫn chưa nắm được người nước ngoài mua bán nhà đất tại nước này với quy mô như thế nào.

Siết chặt người nước ngoài mua nhà định cư Úc trái phép

Kể từ khi công bố chiến dịch truy quét người nước ngoài mua nhà trái phép vào tháng 2, đến nay chính phủ Úc mới buộc được duy nhất một trường hợp phải bán lại, theo Bloomberg.

Bộ Tài chính hiện đã cảnh báo về nguy cơ bong bóng bất động sản tại thị trường Sydney, trong khi đó thống đốc ngân hàng trung ương Úc nhận định các yếu tố của thị trường Sydney đã trở nên rối loạn. Giá bán nhà tại thành phố lớn nhất Úc đã tăng 40% trong ba năm qua, và giá nhà trung bình hiện nay là 900.000 AUD. Luật pháp Úc rất hạn chế người nước ngoài mua nhà, theo đó người mua cần có sự chấp thuận của Ban kiểm soát Đầu tư nước ngoài (FIRB). Người tạm trú có thể mua bất động sản mới hoặc có sẵn nếu được FIRB chấp thuận, nhưng họ sẽ phải bán lại khi rời khỏi Úc.

Nhu cầu mua nhà tại Úc của người nước ngoài muốn định cư Úc đang tăng vọt

Tuy nhiên, một cuộc điều tra tiến hành năm ngoái cho thấy nhiều người mua không còn sống ở Úc nhưng vẫn không bán lại theo quy định. Nhiều người giàu mua nhà cho con em của họ định cư tại Úc. Với tỷ lệ tăng trưởng hiện tại của cung trên thị trường, cầu của người nước ngoài sẽ chiếm 20% số nhà mới trên toàn Úc vào năm 2020, so với mức 15% ở thời điểm hiện tại, một báo cáo của Credit Suisse nhận định.

Nếu tại Úc xảy ra một cuộc suy thoái kinh tế trầm trọng, cầu có thể giảm. Cầu của người nước ngoài sẽ không đủ để vực dậy thị trường nếu tình hình nền kinh tế của Úc xấu đi. Tuy nhiên, sức mạnh của đồng AUD vẫn có vai trò rất lớn đối với thị trường nhà đất ở đây.

Từ tháng 12 tới, chính phủ Úc sẽ có những biện pháp mạnh tay hơn để kiểm soát tình hình mua bán trên thị trường bất động sản nước này. Theo đó, người mua nhà nước ngoài sẽ phải nộp phí tối thiểu 5.000 AUD khi đăng ký mua nhà. Ngoài ra, người vi phạm các quy định về nhà đất có thể bị buộc phải bán lại, bị phạt 25% giá trị ngôi nhà hoặc phải ngồi tù ba năm.

Số liệu mới nhất cho thấy tính đến cuối tháng 6 năm ngoái, FIRB đã phê duyệt hơn 23.000 trường hợp cho phép người nước ngoài mua bất động sản tại Úc. Điều đó có nghĩa những nỗ lực của Bộ Tài chính Úc nhằm lập lại trật tự trên thị trường và kiểm soát giá không tăng quá cao sẽ không có hiệu quả, theo nhà phân tích chính trị John Warhurst tại Đại học Quốc gia Úc."Những biện pháp này mang tính tượng trưng hơn là có tác động mạnh mẽ thực sự”, ông Warhust bình luận.

Người nước ngoài muốn đầu tư vào ngành bất động sản tại Úc những năm gần đây tăng mạnh

 Tỉ lệ người nước ngoài muốn mua một căn nhà hoặc đầu tư vào ngành bất động sản tại Úc những năm gần đây tăng mạnh. Thế nhưng người nước ngoài không phải có thể mua bất cứ ngôi nhà nào. Vậy quy trình mua một căn nhà hợp lệ cho người nước ngoài như thế nào?

Chính phủ Úc tuyên bố siết chặt quy định đầu tư nước ngoài vào thị trường nhà ở trong nước, nhằm ngăn chặn giá nhà ở, bất động sản tăng cao không kiểm soát, và tạo thêm điều kiện cho người dân Úc có cơ hội mua nhà để sinh sống, đặc biệt là giới trẻ.

Người nước ngoài phải xin phép trước khi mua nhà tại Úc

Người nước ngoài muốn định cư Úc sẽ được tuyển chọn kỹ lưỡng và phải có giấy phép của Cơ quan kiểm soát đầu tư nước ngoài (FIRB) trước khi mua một căn nhà, bất động sản và phải bán căn nhà đó trước khi rời khỏi nước Úc. Người mua nhà có thể nộp đơn qua trang mạng của FIRB và nhận ngay giấy phép qua email 1 cách nhanh chóng.

Quy định áp dụng với các sinh viên và du học sinh tại Úc, nếu mua đất trong 2 năm không xây nhà sẽ phải bán lại. Nếu mua nhà từ một nhà đầu tư và phát triển (developer) đã xin phép Cơ quan kiểm soát đầu tư nước ngoài FIRB thì người mua không cần xin phép thêm nữa. Tuy nhiên cần phải thực hiện kiểm tra giấy phép của nhà đầu tư này.

Quy định nếu mua đất trong 2 năm không xây nhà sẽ phải bán lại. 

 Cơ quan chức năng Úc có thể sẽ buộc những người không sống ở Úc bán bất động sản, nhà ở đó và thu hồi tiền lãi của các nhà đầu tư vi phạm thỏa thuận mua.Cần lưu ý 2 kiểu người nước ngoài mua nhà bao gồm người đầu tư từ nước ngoài không sở hữu Visa định cư Úc và người đang tạm trú tại Úc với các loại visa như visa du học, visa diện đầu tư và doanh nhân.

Những người nước ngoài không có visa Úc chỉ được phép mua nhà mới hoàn toàn hoặc nhà dự án đang trong quá trình xây cất (còn gọi là off-the-plan).Những người tạm trú là người đang cư trú tại Úc và thỏa mãn hai điều kiện sau: Giữ thị thực tạm thời trong một khoảng thời gian liên tục trên 12 tháng (bất kể thời gian còn lại của thị thực là bao nhiêu).

Người tạm trú đã nộp đơn xin thường trú và Visa tạm thời cho phép ra vào Úc tự do đến khi hoàn thành hồ sơ. Tất cả cư dân tạm trú đều phải thông báo cho Ủy ban Thẩm định đầu tư nước ngoài (FIRB) khi muốn thực hiện bất cứ giao dịch mua bất động sản nhà ở nào tại Úc.

Theo chính sách này, cư dân tạm trú được phép mua một căn nhà có sẵn làm nơi cư trú. Tuy nhiên, có thể mua những căn nhà mới hoặc đất trống để xây nhà. Chính phủ khuyến khích điều này vì nó làm gia tăng tỉ lệ căn hộ, nhà ở có sẵn ở Úc, giải quyết phần nào tình trạng thiếu hụt nhà ở đang phổ biến ở nhiều địa phương. Một nơi cư trú đã qua sử dụng được hiểu là nhà ở đã xây dựng trong thời gian dài hoặc đã từng có người sinh sống. Với nhà ở và bất động sản dạng này, cư dân tạm trú chỉ được phép sử dụng làm nơi trú ngụ, không dùng vào các mục đích đầu tư.

Bạn sẽ phải thông báo cho FIRB khi có giao dịch mua nhà ở loại này, tuy nhiên thủ tục phê duyệt thường rất đơn giản, tạo điều kiện cho nhà đầu tư nước ngoài. Nhưng cũng cần lưu ý là có thể bị ràng buộc bởi một số điều kiện.

Nơi cư trú mới được hiểu là một căn nhà được mua trực tiếp từ chủ đầu tư và chưa từng được sử dụng trong 12 tháng kể từ ngày bán. Bạn vẫn phải nộp đơn xin sở hữu nhà ở và bất động sản cho FIRB nhưng không giống trường hợp nhà ở đã qua sử dụng, việc xét duyệt thường rất dễ dàng và không đi kèm bất cứ điều kiện gì.

Những du học sinh có visa định cư Úc từ 1 năm trở lên đều có thể mua nhà cũ 

Đối với những du học sinh có visa định cư Úc từ 1 năm trở lên đều có thể mua nhà cũ hay còn gọi là seconhand properties, nhưng chỉ được mua với mục đích để ở. Du hoc sinh có thể sở hữu dạng nhà ở và bất động sản mua lại này, nhưng phải là căn nhà đầu tiên mua để ở, chứ không phải cho mục đích đầu tư.
Lưu ý là trước khi visa hết hạn, họ phải bán bất động sản và nhà ở đó trong vòng 3 tháng, ngay cả khi không được giá tốt. Nếu không chủ sỡ hữu sẽ phải lãnh án tù lên đến 3 năm và bị phạt tiền.

Các công ty bất động sản nhà ở lớn tại Úc cho biết những thay đổi về quy định và chính sách cho vay cùng với việc tăng thuế đất stamp duty đối với các nhà đầu tư nhà ở bất động sản nước ngoài đã tạo ra sự sụt giảm nghiêm trọng số khách hàng Trung Quốc ở mảng thị trường bất động sản, nhà ở cao cấp. Trong khi đó, các nhà phân tích cũng cảnh báo rằng hàng ngàn căn hộ do các công ty nước ngoài đầu tư tại úc mà khách hàng đã mua trên giấy tờ đang phải đối mặt với viễn cảnh không thể đảm bảo được các khoản vay ngân hàng để tiếp tục cho dự án.


Các ngân hàng lớn ở Úc đều đang áp dụng những chính sách giới hạn nghiêm khắc về việc cho các nhà đầu tư nước ngoài vay. Cụ thể Westpac và ANZ đã ngừng cho người nước ngoài vay mua nhà tại Úc. NAB yêu cầu khấu trừ 40% thu nhập nước ngoài của người vay.
Người nước ngoài mua nhà định cư Úc. Dễ hay khó? Người nước ngoài mua nhà định cư Úc. Dễ hay khó? Reviewed by Di Trú Mỹ on tháng 8 10, 2017 Rating: 5

Không có nhận xét nào:

Được tạo bởi Blogger.