Những nẻo đường xin visa Mỹ
Phỏng vấn Visa Mỹ là một việc khá cần thiết với nhiều sinh viên. Nhất
là khi các bạn trẻ đi du học, khâu này cũng là một bước mới mẻ đòi hỏi các bạn
trẻ phải chuẩn bị nhiều về giấy tờ liên quan và tâm lý.
Tất cả tuỳ viên lãnh sự khi đối diện một ai đó xin visa không định cư
vào Mỹ, họ đều được huấn luyện rằng phải xem tất cả họ là những người muốn ở lại
Mỹ. Và việc của người đi xin visa đơn giản là chứng minh điều ngược lại.Câu
chuyện của những người từng xin cấp thị thực (visa) sang Mỹ cho thấy việc làm
thủ tục xin visa vào nước này dù không quá khó nhưng không phải ai cũng dễ dàng
"thông quan"
Xin visa Mỹ là… hên xui
Tôi biết một ông giám đốc đại diện
cho công ty Mỹ ở Việt Nam, thu nhập rất cao, làm việc ở công ty đó một thời
gian dài, thường xuyên qua Mỹ công tác và du lịch như cơm bữa.Thế nhưng, con
gái của ông ấy xin visa du lịch hay du học qua Mỹ đều rớt và rớt tổng cộng 5 lần,
đến giờ vẫn… ở Việt Nam. Nhưng cũng có trường hợp ngược lại. Một học sinh đi học
đại học trễ 5 năm, ba mẹ đều làm nghề nông ở quê, có anh trai đang học ở Mỹ. Em
học sinh này xin visa lần đầu rớt nhưng khi xin lại lần thứ hai thì đậu liền.
Khi tôi xin visa sang Mỹ du học lần
đầu tiên, mọi thứ khá thuận lợi, vì tôi có học bổng toàn phần từ trường đại học
Mỹ.Những lần sau này khi tham gia phỏng vấn xin visa, tôi chỉ mất chưa đến 30
giây. Nhiều khi hai bên trò chuyện, hỏi thăm cho vui chứ không nói gì liên quan
đến visa.
Phỏng vấn Visa Mỹ là một việc khá cần thiết với nhiều sinh viên. |
Không có chuyện bảo đảm 100% xin được visa Mỹ
Một trong những lý do khiến việc
xin visa đi Mỹ là "hên xui" vì xin visa đi Úc hay Anh người ta phải nộp
giấy tờ tài chính và các hồ sơ liên quan ngay từ đầu. Nhân viên lãnh sự có thời
gian tương đối nhiều để kiểm tra, phân tích tài liệu.Bất cứ cá nhân hay tổ chức
nào tuyên bố có thể đảm bảo về kết quả xin visa Mỹ thì hoặc là khoác lác hoặc
là mờ ám như vụ “bán” visa Mỹ gần đây
Trong khi đó, đối với visa Mỹ, hồ
sơ sơ khảo chỉ cần nộp qua mạng, còn tất cả giấy tờ tài chính được mang trực tiếp
đến phòng phỏng vấn. Chính vì vậy, nhân viên lãnh sự phỏng vấn xin visa Mỹ có một
áp lực rất lớn là phải ra quyết định trong một thời gian rất ngắn với những
thông tin về gia đình, về tài chính chưa được kiểm chứng kỹ.
Khi phỏng vấn, người xin visa
cũng chỉ có vài phút, và tất cả ngôn ngữ cơ thể (cử chỉ, thái độ...) sẽ được
phân tích sát sao. Chỉ cần có bất kỳ dấu hiệu đáng nghi ngờ nào, dù là vô tình
hay cố ý, khả năng rớt visa sẽ... rất cao.
Việc xin visa Mỹ là "hên xui" |
Chưa kể, để được cấp visa Mỹ, người
nộp đơn phải chứng tỏ được rằng họ không có ý định định cư tại Mỹ. Để chứng
minh được điều này thì cần chứng minh những ràng buộc tại Việt Nam về khía cạnh
gia đình, tài chính, công việc, học hành, hoặc tương lai sự nghiệp. Mỗi cá nhân
với từng hoàn cảnh riêng sẽ có câu trả lời và cách chứng minh riêng cho mình,
không ai giống ai.
Chính vì hai lý do trên, quyết định
cấp xét xin visa Mỹ mang tính chủ quan, khó lường... Bất cứ cá nhân hay tổ chức
nào tuyên bố có thể đảm bảo về kết quả xin visa Mỹ thì hoặc là khoác lác hoặc
là mờ ám như vụ “bán” visa gần đây.
Visa Mỹ du lịch ngắn hạn sẽ bị siết chặt
Theo như thông tin ghi trong tài
liệu 28 trang cáo buộc ông Michael Sestak mà tôi có được thì các trường hợp vi
phạm đang được điều tra đều là visa du lịch, cụ thể là một số cá nhân muốn qua
Mỹ bằng visa du lịch để sau đó tìm cách trốn ở lại Mỹ.Vì vậy, theo tôi, tình
hình xin visa du lịch ngắn hạn trong thời gian trước mắt sẽ bị siết chặt hơn,
còn visa du học sẽ ít bị ảnh hưởng. Cá nhân tôi đánh giá, khi người Việt Nam
qua Mỹ du lịch hay du học, coi như họ đã đóng góp cho nước Mỹ rất nhiều ngoại tệ
cũng như tài năng. Vì vậy, cho dù có thể có những lùm xùm trong ngắn hạn, Bộ
Ngoại giao Mỹ cũng như các bộ phận lãnh sự ở Việt Nam sẽ cố gắng hết sức để bảo
đảm những trường hợp xin visa chính đáng được cấp visa, vì đó cũng là quyền lợi
của Mỹ.
Di dân Mỹ ở Việt Nam tăng trưởng lạc quan trong thời gian ba năm vừa qua |
Theo tôi quan sát thì tình hình cấp
visa không di dân Mỹ ở Việt Nam tăng trưởng lạc quan trong thời gian ba năm vừa
qua. Theo thống kê cung cấp bởi Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, số lượng visa B1 và B2
(dành cho mục đích công việc, tham quan, du lịch…) cấp cho công dân Việt Nam
tăng mạnh từ 31.679 trường hợp trong năm 2010 lên đến 41.730 trường hợp trong
năm 2012.Nếu hồ sơ bạn chính xác, chân thành mà bị rớt thì vẫn còn khả năng xin
phỏng vấn lại lần thứ 2, lần thứ 3...
Nhưng nếu bạn gian dối, như gần
100 cá nhân trong vụ Michael Sestak, thì cánh cửa đi Mỹ sẽ đóng vĩnh viễn.Số lượng
visa F-1 (dành cho học sinh có nhu cầu du học tại Mỹ trên 1 năm) cũng tăng từ
con số 8.681 vào năm 2010 lên 10.343 trong năm 2012.Trước khi có vụ gian lận cấp
visa của ông Sestak thì cũng từng xảy ra các vụ gian lận visa ở những văn phòng
lãnh sự Mỹ ở các thành phố khác trên thế giới.Và cho dù như vậy, có một điều chắc
chắn là những luật lệ, điều khoản về xin visa Mỹ vẫn giữ nguyên.
Tuy nhiên, một việc có thể thay đổi
ở Việt Nam đó là các nhân viên lãnh sự sẽ phân tích, soi xét hồ sơ kỹ hơn, và sếp
của các nhân viên này cũng sẽ quản lý, kiểm tra các nhân viên sát sao hơn.Vì vậy,
tôi khuyên tất cả những người chuẩn bị xin visa du học hay du lịch gạt bỏ ý
nghĩ gian dối, gian lận hồ sơ.
Theo đó, nếu địa chỉ phát thư mời
ở Mỹ làm ăn uy tín, bài bản thì việc xét visa rất dễ. Ngược lại, khách Việt Nam
dù chứng minh được tài sản, nhân thân rất tốt, việc "thông quan" vẫn
cực kỳ khó khăn.Ngoài ra, việc cấp visa cũng còn phụ thuộc vào “lịch sử visa” của
người được cấp. Chỉ cần khách lưu trú quá hạn ở bất kỳ một nước nào thì khả
năng được cấp visa vào Mỹ dường như không thể.
“Tuy nhiên, dù rất khó và chặt chẽ
như vậy, nhưng việc cấp visa Mỹ rất cảm tính và hơn 90% phụ thuộc vào trực
giác của nhân viên đại sứ quán. Cho nên mới có trường hợp rất buồn cười là những
người rất bình thường lại được đi vì nhân viên sứ quán xét thấy người này sang
Mỹ rồi sẽ về lại Việt Nam”, ông Hải nhận xét.
"Mới đây một doanh nghiệp mời
các chuyên gia sang Mỹ thăm một dự án của họ ở Mỹ. Ở viện tôi, họ mời tôi và một
anh nữa. Trong khi tôi phỏng vấn một lần là có visa, còn anh bạn phỏng vấn 2-3
lần vẫn cứ rớt hoài. Dù họ hỏi gì anh trả lời đó. Khả năng tài chính anh này
cũng rất tốt. Rốt cuộc anh này cũng
không hiểu tại sao mình rớt" - Một chuyên gia, đề nghị giấu tên, của Viện
Khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam cho biết.
Nhận xét về những người "chạy"
visa Mỹ với mục đích "trốn" để định cư hẳn, ông Hải nói: “Tất
nhiên sang Mỹ, sau khi visa hết hạn, họ cũng không thể dễ dàng sống đường hoàng
ở Mỹ được. Nhưng ban đầu, họ phải tìm cách sang được Mỹ cái đã rồi sau đó sẽ
tìm cách khác”.Phó tổng giám đốc một công ty (từng xin visa đi nhiều nước) cũng
đồng tình với nhận định rằng việc xin visa đi Mỹ và một số nước khác, như châu
u, được hay không phần lớn dựa vào cảm tính của nhân viên cấp visa ở đại sứ
quán.
Theo ông này, bản câu hỏi mà nhân
viên sứ quán đưa ra không khó. Tuy nhiên, thái độ và cách ứng xử của khách mới
là điều kiện tiên quyết để khách có được cấp visa Mỹ hay không.“Nhân viên đại sứ
quán sẽ quan sát kỹ bộ dạng, thái độ, cử chỉ của người được phỏng vấn từ khi họ
nộp hồ sơ, ngồi ở phòng chờ cho đến khi phỏng vấn”, ông này nói.
Cách ứng xử của khách mới là điều kiện tiên quyết để khách có được cấp visa Mỹ |
Sếp của ông là một tổng giám đốc
một tổng công ty lớn, dù đã chứng minh tài chính, nhân thân rất tốt, nhưng cũng
“rớt” visa Mỹ dù chuyến đi đó ông tổng giám đốc sẽ là trưởng đoàn công tác.
“Chuyến đi đó hơn mười người ai
cũng qua chỉ mình ông này rớt lại. Trong khi đó mẹ tôi hơn 80 tuổi, có lần một
mình đi sang Mỹ thăm con cháu, họ hỏi gì cụ trả lời đó lại đậu. Tóm lại là
không biết đường nào mà lần”, vị phó tổng này cười nói.
Ông Nguyễn Minh Mẫn, Giám đốc Tiếp
thị truyền thông của Công ty du lịch Vietravel, cho biết khó nhất trong khâu
làm thủ tục visa cho khách du lịch sang Mỹ là phải chứng minh tài chính và mức
độ tin cậy khách du lịch (cụ thể là sau khi sang Mỹ sẽ không tìm cách ở lại).Cho
nên phần lớn khách trước đó đã đi rất nhiều nơi như Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng
Kông (Trung Quốc) và các nước châu u sẽ xin cấp visa Mỹ dễ dàng hơn.
Ngoài ra, khách không có người
thân nhiều ở Mỹ, cũng như không quá giỏi về lĩnh vực chuyên môn, ngoại ngữ để
có thể dễ dàng sinh sống ở Mỹ, cũng được xếp vào diện "an toàn".“Cũng
đã từng xảy ra ở tình huống oái ăm. Đó là khi phỏng vấn, người thể hiện mình
quá giỏi hay có nhiều người thân ở Mỹ lại rớt”, ông Mẫn nói.
Những nẻo đường xin visa Mỹ
Reviewed by Di Trú Mỹ
on
tháng 8 25, 2017
Rating:
Không có nhận xét nào: