Bảo trợ tài chính và những vấn đề liên quan


Người bảo trợ chính: Được gọi là Sponsor. Người bảo trợ chính có thể là cá nhân hoặc doanh nghiệp, tổ chức.
Người đồng bảo trợ: Joint Sponsor. Được nhờ tới khi người bảo trợ chính không đủ thu nhập cáng đáng cho người được bảo lãnh. Tức là khi người được bảo lãnh tới Mỹ người Sponsor không có đủ tiền để lo cho những người đó trang trải cuộc sống trong thời gian hội nhập.
Người bảo trợ thay thế: Substitute Sponsor. Là người bảo trợ đứng ra thay thế cho người bảo trợ chính đã chết trong trường hợp đơn xin bảo lãnh thân nhân I-130 đã được chấp thuận. Người bảo trợ thay thế phải là người bà con từ đời ông bà đến đời cháu nội ngoại của người được bảo lãnh.
Những trường hợp trên đều dùng mẫu đơn I-864 Affidavit of Support Affidavit of Support Under Section 213A of the Act.
Người đồng bảo trợ cùng trong gia đình: Household Member Sponsor. Là người được người bảo trợ chính nhờ tới và họ là cùng trong một hộ gia đình. Người cùng trong gia đình bảo trợ dùng mẫu đơn riêng I-864A Contract Between Sponsor and Household Member Hợp đồng bảo trợ giữa người bảo trợ chính và thành viên gia đình.
Trường hợp bảo trợ vắn tắt: Được dùng khi thủ tục bảo trợ có thể tiến hành nhanh gọn và không cần thiết phải nhiều giấy tờ. Đây là trường hợp người bảo trợ đủ thu nhập và chỉ bảo trợ cho 1 người và thường là những cặp vợ chồng trẻ chưa có con cái bảo trợ cho nhau. Mẫu đơn được dùng là I-864EZ, Mẫu đơn bảo trợ tài chính vắn tắt. Chữ EZ là viết tắt của Express: Nhanh, tốc hành.
Bảo trợ cho chính mình: Self-sponsor. Là khi một người được bảo lãnh không cần tới bảo trợ tài chính của bất cứ ai vì họ đã tự nhận được một mức tin tưởng không thành một gánh nặng cho chính phủ sau 40 quý làm việc tương đương với thời gian 10 năm theo tiêu chí của Sở An Sinh Xã Hội Mỹ. Mẫu đơn được dùng là I-864W Intending Immigrant’s Affidavit of Support Exemption Miễn bảo trợ tài chính cho người được bảo lãnh.
Mục đích của việc bảo trợ tài chính
Bảo trợ bảo lãnh thân nhân gia đình: Tất cả các thân nhân muốn được bảo lãnh định cư ở Mỹ thì người bảo lãnh đều phải làm mẫu đơn xin bảo lãnh I-130 Petition for Alien Relative . Sau khi sự bảo lãnh được chấp thuận, người bảo lãnh phải tiếp tục thực hiện thủ tục bảo trợ tài chính để xúc tiến xin Thẻ xanh cho người thân cùng với mẫu đơn I-485 cho trường hợp người được bảo lãnh đang ở Mỹ Application to Register Permanent Residence or Adjust Status Đăng ký thường trú hoặc điều chỉnh tình trạng di trú. Nếu người được bảo lãnh ở ngoài nước Mỹ thì nộp đơn xin visa định cư cho Cơ quan Đại sứ hoặc Lãnh sự của Mỹ. Mẫu đơn đó là của Bộ Ngoại Giao Mỹ DS-260 Immigrant Visa Application.
Bảo trợ bảo lãnh nhân lực làm việc: Các công ty thuê mướn người nước ngoài vào Mỹ làm việc phải làm đơn của Sở di trú I-140 Immigrant Petition for Alien Worker và một số thủ tục liên quan đến Bộ Lao Động Mỹ… Sau khi được chấp thuận, sự bảo trợ tài chính cũng phải được tiến hành như trường hợp bảo lãnh gia đình. Tức là nộp đơn I-485 và I-864.
Bảo trợ cho những người dưng trong thời gian đầu hội nhập đời sống Mỹ: Dạng bảo trợ này đối với người Việt Nam thường xảy ra trong quá khứ khi dân di tản ào vào Mỹ sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc năm 1975, khi có sự kiện những thuyền nhân từ các trại tỵ nạn ở vùng Đông Nam Á và những người con lai được chính phủ Mỹ tiếp nhận… Sự bảo trợ thường là từ các nhà thờ, các tổ chức thiện nguyện và những gia đình Mỹ tốt bụng muốn chung tay giúp đỡ người tỵ nạn theo sự kêu gọi của chính phủ. Có rất nhiều câu chuyện kẻ về tấm lòng bao la của xã hội Mỹ dành cho dân tỵ nạn Việt Nam và khắp thế giới. Và điều này vẫn đang diễn ra khi nước Mỹ vẫn nhận người di tản từ những xứ loạn lạc như Sirya, Libya…


Bảo trợ tài chính và những vấn đề liên quan Bảo trợ tài chính và những vấn đề liên quan Reviewed by Unknown on tháng 6 29, 2017 Rating: 5

Không có nhận xét nào:

Được tạo bởi Blogger.