VẤN ĐỀ KẾT HÔN GIẢ VÀ ĐỊNH CƯ MỸ


Nhiều người vẫn đang theo đuổi giấc mơ Mỹ của mình
Để có thể chạm đến “giấc mơ Mỹ” là ước mơ của nhiều người Việt và họ đã và đang tìm nhiều biện pháp để đến và định cư tại Mỹ lâu dài. Hiện nay, cách phổ biến nhất đó là kết hôn với một công dân hay một thường trú nhân hợp pháp ở Mỹ.

Không cần tốn kém đầu tư, không cần thực hiện đề án kinh doanh mà vẫn có thể thực hiện mong muốn định cư nước ngoài. Dù tương đối dễ dàng nhưng không thể phủ nhận đây là hành động phạm pháp và người vi phạm có thể bị cấm nhập cảnh vĩnh viễn.

Những cuộc hôn nhân giả thường ký một hợp đồng hay thỏa thuận ngầm để khai thác những lổ hỗng pháp lý hay kẻ hở của pháp luật với nhiều hình thức tinh vi khác nhau. Nhưng tựu chung hai người vợ và chồng phả chứng minh cho Sở Di Trú Mỹ (USCIS) thấy rằng mối quan hệ này xuất phát từ tình cảm chứ không vì mục đích định cư Mỹ.

Mỹ nằm trong top những quốc gia được nhiều người lựa chọn để thực hiện việc kết hôn giả. Một bản khảo sát của Sở Di trú Mỹ vào năm 1980 cho thấy, khoảng 30% trường hợp kết hôn bị nghi là giả. Dù cuộc khảo sát còn nhiều thiếu sót nhưng kết quả của nó đã khiến cho Sở Di trú Mỹ đặt mục tiêu hàng đầu là phát hiện gian lận hôn nhân. Mục tiêu đó hiện vẫn giữ vững vị trí của mình.

Và hôn nhân là sự lựa chọn của nhiều người muốn định cư Hoa Kỳ
Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Mỹ sẽ yêu cầu rất nhiều bằng chứng để chứng minh một cuộc hôn nhân giữa công dân Mỹ và người nước ngoài là thật. Những bằng chứng đó bao gồm hồ sơ của gia đình hai bên và những cuộc phỏng vấn cá nhân một cách chi tiết. Với những cặp đôi kết hôn thành công nhưng thời gian kết hôn dưới hai năm, khi thẻ xanh của họ đã được công nhận hoặc khi cả hai bên đã đặt chân vào Mỹ, cơ quan này sẽ tiếp tục tiến hành một cuộc kiểm tra hôn nhân kéo dài hai năm.

Bên cạnh đó, Bộ An ninh nội địa Mỹ hoàn toàn có quyền đến thăm nhà của cặp vợ chồng mà họ đang theo dõi, trò chuyện với hàng xóm, phỏng vấn nhà tuyển dụng và tất cả những người liên quan đến cặp vợ chồng đó. Để công bằng và rõ ràng cho đôi bên, các cặp vợ chồng sẽ được chính phủ Mỹ cung cấp thông tin về các cuộc kiểm tra, những điều kiện để chứng minh hôn nhân là thật và những dấu hiệu khiến hôn nhân bị đặt vào vòng nghi vấn.

Một cuộc hôn nhân thật sự theo quan điểm của cơ quan này là khi hai bên có thể hòa hợp với nhau về ngôn ngữ, tôn giáo. Vợ chồng phải sống chung và làm mọi thứ cùng nhau. Ví dụ, họ đều phải gặp gỡ gia đình hai bên, cùng đi du lịch,cùng tổ chức tiệc sinh nhật, tham gia cùng một câu lạc bộ, có quan hệ tình dục và có con. Vợ chồng nên thể hiện sự tin tưởng với nhau bằng cách chia sẻ tài khoản ngân hàng, thẻ tín dụng, quyền sở hữu tài sản (nhà, ô tô,…).

Ngoài việc diễn tả sự hòa hợp trên bằng cách trả lời phỏng vấn, cơ quan quản lý xuất nhập cảnh sẽ yêu cầu hai bên cung cấp bằng chứng. Bằng chứng đó có thể là bản sao hợp đồng cho thuê nhà, tài khoản ngân hàng và giấy chứng sinh của con cái. Những bằng chứng này sẽ được kiểm tra chéo với lời khai của nhân chứng (bạn bè, hàng xóm, đồng nghiệp…) và với các bản kê khai trước đó.

Quan điểm về cái gọi là “hôn nhân thật” của chính phủ Mỹ không được quy định một cách chi tiết trong các văn bản luật. Họ chỉ đơn thuần tạo ra khái niệm này cũng như các quy chuẩn kiểm tra dựa trên các vụ hôn nhân giả diễn ra trước đó và kinh nghiệm từ luật sư. Ứng viên có thể không cần phải đáp ứng được tất cả yêu cầu từ chính phủ nhưng tất nhiên, nếu đáp ứng được càng ít, khả năng bị thẩm tra lại nhiều lần sẽ càng cao.
Quan điểm về cái gọi là “hôn nhân thật” của chính phủ Mỹ không được quy định một cách chi tiết trong các văn bản luật
Hậu quả và hệ lụy

Việc kết hôn giả, tưởng chừng rất đơn giản dễ làm nhưng trong đó tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm chờ sẵn mọi người. Mặc dù chỉ là kết hôn giả nhưng trên hình thức pháp lý thì 2 người đã là vợ chồng được chính quyền 2 nước công nhận. Do đó khi có những “tai nạn” không mong muốn xảy ra thì sẽ rất khó để đi kiện. Đã có nhiều trường hợp vì muốn tạo ra những bằng chứng chặt chẽ để cho Lãnh Sự Quán chấp nhận hồ sơ mà xẩy ra những điều không có trong hợp đồng. Do cả 2 phải có thời gian thật sự gần gũi bên nhau, có những tấm hình thân thiết giữa 2 người để làm bằng chứng thể hiện tình cảm trước các Viên Chức Lãnh Sự mà đã có rất nhiều trường hợp người chồng “hờ” không tuân thủ hợp đồng mà đòi làm chồng “thật”. Hoặc sau khi sang sinh sống tại Mỹ, người “chồng hờ” hoặc người “vợ hờ” cố tình gây khó dễ để không đồng ý ly hôn, thậm chí có trường hợp còn dọa sẽ tố cáo việc kết hôn giả...

Việc thỏa thuận kết hôn giả là vi phạm pháp luật và việc sử dụng giấy chứng nhận kết hôn đó để bảo lãnh xuất nhập cảnh cũng là vi phạm về luật nhập cư của Mỹ và cả Việt Nam. Một khi có tranh chấp xảy ra không ai giữa hai bên tham gia dám lấy những bằng chứng là những thỏa thuận riêng của họ để nhờ pháp luật can thiệp, giải quyết.
Có nhiều trường hợp, đương sự phải hứng chịu hậu quả pháp lý và những hệ lụy nếu một bên phá vỡ thỏa thuận, hoặc có những trường hợp qua quá trình phỏng vấn bị nghi ngờ là một cuộc hôn nhân giả tạo vì mục đích để được định cư tại Mỹ, bạn sẽ bị cơ quan chức năng từ chối cấp hôn thú, từ chối cấp visa Mỹ. 

Tại Mỹ, Sở di trú Mỹ rất nghiêm khắc với nạn kết hôn giả, những người cố tình thực hiện hành vi kết hôn giả (bao gồm cả vợ và chồng) sẽ phải đối mặt với án tù lên đến 10 năm và buộc phải nộp phạt một khoản tiền 250.000 USD. Riêng với công dân nước ngoài, họ có thể bị hủy bỏ tư cách thường trú nhân, trục xuất về nước và cấm nhập cảnh vào Mỹ vĩnh viễn.

Một khi bị pháp luật phát hiện người kết hôn giả sẽ phải hứng chịu hậu quả về pháp lý
Vì có rất nhiều trường hợp sử dụng cách này để được định cư tại Hoa Kỳ nên nhân viên sở di trú Mỹ kiểm tra rất chặt chẽ và mỗi năm có hàng trăm trường hợp người Việt bị trục xuất về nước và cấm nhập cảnh vào Mỹ vĩnh viễn. Theo báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu Pew, năm 2015 có 30.5 triệu người nhập cư đang sinh sống tại Mỹ, trong đó có 9,5 triệu người nhập cư và cư trú bất hợp pháp. Người nhập cư bất hợp pháp gốc Mexico có khoảng 5,8 triệu (chiếm 59%), El Savaldo khoảng 660 nghìn (chiếm 6%) và Việt Nam khoảng 170 nghìn (chiếm 5%).

Do vậy, những người có ý định định cư Mỹ nên cân nhắc các chương trình nhập cư hợp pháp khác như Skilled Worker (nhập cư diện tay nghề) hay EB-5 (chương trình đầu tư định cư Mỹ)… để vừa đạt được mong muốn, vừa tránh những hậu quả không đáng có.

VẤN ĐỀ KẾT HÔN GIẢ VÀ ĐỊNH CƯ MỸ VẤN ĐỀ KẾT HÔN GIẢ VÀ ĐỊNH CƯ MỸ Reviewed by Di Trú Mỹ on tháng 7 16, 2017 Rating: 5

Không có nhận xét nào:

Được tạo bởi Blogger.